.jpg)
Các món ăn đặc sản ở miền tây không nên bỏ qua
Miền Tây sông nước khiến du khách muôn phương “ngất ngây” không chỉ bởi thiên nhiên trù phú; con người hồn hậu chân phương mà còn bởi nền ẩm thực phong phú và vô cùng độc đáo. Đặc sản miền Tây là những món ăn dân dã vừa ngon, vừa lạ. Một thiên đường ẩm thực tại miền Tây Nam Bộ luôn là điều thôi thúc du khách đến tham quan và trải nghiệm nơi đây. Hãy cùng xem các món ăn đặc sản ở miền tây không nên bỏ qua
1. Các món lẩu đặc sản ở Miền Tây
Các món lẩu được coi là nét chấm phá đặc sắc trong văn hóa ẩm thực miền Tây. Du khách đến đây đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức các món lẩu được coi như đặc sản miền Tây nổi tiếng gồm:
1.1 Lẩu Mắm
Lẩu mắm với nước lèo được chế biến từ các loại mắm cá, nhất là mắm cá linh.
Nhắc đến nền ẩm thực miền Tây, nếu không nhắc đến lẩu mắm có lẽ là một thiếu sót vô cùng lớn. Vào mùa nước nổi, khi cá tôm theo dòng lũ ùa về, người miền Tây lại thi nhau đi kéo lưới, đẩy ghe đi gom cá về làm mắm, để dành ăn cho mùa khô. Cũng chính vì thế, muốn thưởng thức lẩu mắm miền Tây ngon đúng điệu, nhất định phải đến đây vào tháng 9 đến tháng 10 hàng năm, cũng chính là thời điểm mực nước sông dâng cao nhất.
2. Lẩu cua đồng
Về miền Tây nhất định phải thưởng thức món lẩu của đồng đậm đà, thanh mát. Lẩu cua đồng thơm nồng vị cua, ngọt ngọt vị nước dùng, thanh dịu; ăn kèm với những loại rau và gia vị dân dã kết hợp lại. Trong cái tiết trời nóng nực mùa hè này, ai cũng mong muốn cùng gia đình thưởng thức vị thanh mát của nồi lẩu cua đồng dân dã. Nếu có dịp về với Miền Tây, đừng bỏ qua món ngon này bạn nhé!
3. Lẩu Cá Kèo Miền Tây
Cá kèo sống phổ biến ở miền tây nam bộ tập trung chủ yếu vào các tỉnh, Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang thịt cá kèo mềm ngon, có giá trị dinh dưỡng cao được dùng làm khô, kho tộ, nướng muối ớt,…
Nhưng món lẩu cá kèo vẫn là món ăn được ưa chuộng nhất, lẩu cá kèo có vị chua cay, ngọt thanh kết hợp ăn kèm với các loại rau đồng dễ tìm: rau muống, bắp chuối, rau nhút,… là món ăn khá đơn giản mang hương vị gần gũi trở nên phổ biến và được mọi người yêu thích.
4. Lẩu cù lao
Nguyên liệu trong nồi cù lao được chọn lựa kỹ lưỡng và tươi ngon trước khi sơ chế, có gan, tim heo, mề gà (vịt), thịt băm cuốn bắp cải, tôm, mực. Ở Hậu Giang có đặc sản cá thát lát (thác lác) nên nồi lẩu cũng có thêm chả cá. Phần chả mua về cho vào thau quết đều tay để chả có độ dai, vừa quết vừa nêm gia vị muối, đường, hạt nêm, tiêu xay, thêm tỏi phi vàng dậy mùi thơm, xong sẽ được nặn lại từng viên vừa ăn hình trái cà na đẹp mắt, đem hấp chín và bày lên nồi lẩu chung với các nguyên liệu khác. Ngoài phần thịt, lẩu cù lao cũng có thêm rau củ như súp lơ, bắp cải, nấm rơm...
Lẩu cù lao có bắt mắt, đủ sắc hay không là phải nhờ tay người tỉa tót hoa lá trang trí được làm từ cà rốt, bắp cải, củ cải trắng, hành lá, ngò rí, ớt đỏ. Hoa tỉa xong được ngâm vào nước đá lạnh để giữ độ tươi và nở xòe đẹp mắt.
5. Lẩu Cá Linh Bông Điên Điển Miền Tây
Đậm vị miền tây sông nước với món lẩu cá linh bông điên điển, sẽ không tốn quá nhiều thời gian sẽ có một nồi lẩu thơm nức mũi, hương vị ngọt ngào đậm đà cùng với một số nguyên liệu dễ tìm: me xanh, ngò gai, rau thơm, cà chua, gia vị,…
Nguyên liệu chính không thể thiếu góp phần tạo điểm nhấn cho món ăn đó là cá linh và bông điên điển. Không gì tuyệt hơn khi thưởng thức món lẩu cá linh vào những ngày có thời tiết se lạnh, được quây quần với những thành viên trong gia đình khi đó cảm nhận được sự gần gũi, thư giãn, thoải mái sau những ngày làm việc mệt nhọc.
6. Lẩu cá thác lác miền Tây
Lẩu cá thác lác với nguyên liệu chính là cá thác lác tươi ngon và trái khổ qua. Người miền Tây thường đùa nhau rằng, về miền sông nước Hậu Giang mà chưa thưởng thức lẩu cá thác lác là coi như phí hoài cả chuyến đi. Bởi vậy, ai đã một lần qua sông nước Hậu Giang, chắc hẳn sẽ không thể bỏ qua món lẩu cá thác lác lừng danh này.
Vị lẩu miền Tây ngọt thanh kết hợp với chả cá thác lác dai dẻo lạ miệng khiến thực khách quên hết những mệt mỏi trong chuyến trải nghiệm. Bằng đôi tay khéo léo và sự sáng tạo trong cách chế biến, món lẩu cá thác lác của người dân miền sông nước đã tô điểm cho “bức tranh ẩm thực” Việt Nam thêm phần độc đáo.
7. Lẩu cua đồng miền Tây
Vào mùa hè, được thưởng thức hương vị thanh mát của nồi lẩu cua đồng thì không còn gì tuyệt vời hơn. Nếu có dịp về miền Tây, bạn đừng bỏ qua cơ hội khám phá món ăn lạ miệng này cũng như giới thiệu lẩu miền Tây đến nhiều người hơn.
Tất cả các món lẩu miền Tây đều được ăn kèm các loại bông và rau đặc trưng của vùng sông nước như bông súng; bông điên điển; càng cua; dừa nước; rau ngổ; khổ qua…
2. Các món ăn đặc sản miền Tây
Vùng đất hào sảng, phóng khoáng này cũng “chiêu đãi” du khách đủ các món ăn vặt đặc sản miền Tây như:
2.1. Bún cá Châu Đốc
Nghe đến cái tên, có lẽ bạn cũng đoán trước được nguồn gốc xuất xứ của nó ở đâu. Dạo quanh chợ Châu Đốc An Giang, bạn sẽ gặp khá nhiều hàng quán bày bán món ăn này. Cá được chọn để chế biến là cá lóc. Bát bún không có nhiều nước màu như ở miền Nam, nhưng thay vào đó là vị ngọt thơm rất hấp dẫn.
Thưởng thức bún cá, không thể nào thiếu được dĩa rau thơm, bắp chuối và nhúm bông điên điên vàng tươi. Đặc biệt, khi ăn phải tưới thêm một chút mắm ớt thì hương vị lại tăng lên gấp bội.
2.2. Cháo cá lóc – Lẩu cháo cá lóc
Là một trong những món ăn đặc sản miền Tây “bị” thực khách e dè do hiểu nhầm với “cá nóc” – loài cá có độc. Thực tế, cá lóc là cách gọi khác của cá chuối ngoài Bắc. Đây là một trong những loại cá có thể chế biến được thành nhiều món ăn ngon khác nhau mà khách du lịch miền Tây khá yêu thích.
2.3. Hủ tiếu miền tây
Khá phổ biến tại miền Tây và nhiều người không cho rằng đây là món ăn đặc sản miền Tây, nhưng thực tế, chỉ có hủ tiếu Mỹ Tho và hủ tiếu Sa Đéc có những nét đặc biệt hơn và thu hút khách du lịch miền Tây nhiều hơn.
2.4. Bún mắm
Bún mắm là món ăn sáng hay ăn chiều của người miền tây, bởi hương vị đậm đà, phong phú rất kích thích vị giác. Phần bún tươi được chế biến kèm mắm cá linh, thêm thịt heo quay, tôm, mực và nhiều loại rau thơm tạo nên một bát bún hòa quyện nhiều hương vị thơm ngon. Mỗi tỉnh thì bún mắm sẽ khác nhau một chút nhưng vẫn giữ được hương vị đặc trưng.
2.5. Bánh cống
Nhắc đến các loại bánh đặc sản miền Tây, người ta thường nghĩ ngay đến món bánh cống đặc sản của Sóc Trăng. Đây là món ăn dân dã, được chế biến rất đơn giản nhưng vô cùng thơm ngon, hợp khẩu vị với nhiều thực khách.
2.6. Bánh xèo miền Tây
Về Miền Tây, du khách có cơ hội thưởng thức món bánh xèo mang đậm hương vị đặc trưng của miền Tây sông nước. Những con tôm đồng tươi ngon, hòa quyện cùng vị thanh thanh của rất nhiều loại rau ăn kèm. Ngoài ra, nước mắm ăn kèm bánh xèo miền Tây có vị chua chua ngọt ngọt đặc trưng sẽ khiến bạn chỉ muốn ăn mãi, ăn mãi.
2.7 . Bún nước lèo Sóc Trăng
Bún nước lèo là đặc sản Sóc Trăng nổi tiếng. Nó có được hương vị đặc trưng khó quên chính là nhờ có mắm bò hóc. Ngoài ra, trong tô bún nước lèo của người Sóc Trăng còn có những lát thịt trắng nâu của những con cá lóc đánh bắt từ môi trường thiên nhiên. Lại càng ngon hơn khi khách vừa ăn vừa hít hà vì vị cay, chua của ớt, giấm (hoặc chanh). Món ăn này thích hợp nhất cho các buổi sáng sớm, vào buổi chiều tối hoặc những ngày mưa lạnh, cái nóng ấm của tô bún mang lại cho ta một cảm giác ấm áp vô cùng.
2.8. Bún nước kèn – Đặc sản miền Tây sông nước
Một đặc sản miền Tây không thể bỏ qua chính là bún nước kèn. Đây là món bún đặc trưng của vùng Kiên Giang. Hương vị riêng của món ăn này đến từ mùi vị của nước dùng. Nước dùng của bún nước kèn tương tự vị cà ri và bún cá. Ngoài ra, món ăn này còn hấp dẫn thực khách bởi sự đa dạng của các món ăn kèm như: cá lóc, đậu phộng, tôm khô và một số loại rau ăn kèm,… Sự hòa quyện tuyệt vời này đã tạo nên một hương vị khác biệt cho món bún này; khiến bạn ăn một lần nhớ mãi.
2.9. Cơm cháy kho quẹt
Một trong những món ăn đặc sản miền Tây nổi tiếng là cơm cháy kho quẹt. Món ăn này rất bình dị với phần cơm cháy vàng giòn, chấm với niêu kho quẹt thơm ngon. Ngoài ra, người dân địa phương còn ăn kèm với đĩa rau luộc thơm ngon tạo nên vị “ngon khó cưỡng” của món ăn này.
3. Các món nhậu đậm chất miền Tây
Chưa hết đâu, miền Tây còn “gây thương nhớ” cho du khách muôn phương với vô vàn món nhậu “độc nhất vô nhị” như:
Vịt nấu chao - món ăn nằm trong danh sách món ăn đặc sắc của Việt Nam.
3.1. Cá lóc nướng trui
Du lịch miền Tây mà không ăn Cá lóc nướng trui thì quả là một thiếu sót lớn. Bếp nướng cá được tạo nên bởi mấy hòn gạch xếp lên, lửa được đốt bằng rơm chứ không phải bằng than; cá để nguyên con không cạo vảy, dùng que tre hoặc thanh trúc lụi từng con từ đuôi ra lòng cá, sau đó đặt lên bếp nướng. Cá được nướng cho đến khi cháy khét nhưng phải trở mặt cá cho đều. Trong thời gian nướng dùng “chổi” thoa mỡ hành lên mình cá.
3.2. Chuột đồng – Đặc sản miền Tây
Chuột đồng là đặc sản nức tiếng của người dân miền Tây; là món ăn độc đáo bạn nhất định phải thử ít nhất một lần trong đời. Những con chuột béo ú sau khi bắt về sẽ được người dân chế biến thành những món ăn hấp dẫn như: chuột đồng chiên nước mắm; chuột đồng chiên xả ớt, chuột khìa nước dừa,… Trong đó, món chuột đồng quay lu luôn được lòng nhiều thực khách nhất.
3.3 Ốc bươu nướng tiêu
Vào mùa nước nổi, những con ốc bươu béo mập, săn chắc được ngâm nước gạo qua đêm để loại bỏ bùn đất, xả sạch với nước. Uớp ốc với tiêu xay, tiêu sống, mắm, bột ngọt, đường khoảng 10 phút cho thấm gia vị rồi nướng trên bếp than khoảng 3-5 phút là được.
Vị ngọt của thịt ốc bươu hòa quyện cùng nước mắm chua chua của chanh, cay cay và nhất là hương vị đặc biệt của tiêu, tan trong đầu lưỡi …sẽ làm cho bữa ăn đặc sản mùa nước nổi miền Tây thêm phần đậm đà, khó cưỡng.
4. Đặc sản miền Tây mua làm quà
Du lịch miền Tây, không chỉ dành bụng để thưởng thức những món ăn ngon, du khách còn muốn lấp đầy vali của mình bằng những đặc sản miền Tây mua làm quà biếu tặng như:
4.1 Bánh pía Sóc Trăng
Bánh pía là một đặc sản của Sóc Trăng được nhiều người biết đến. Bánh có lớp vỏ mềm, thơm, nhiều lớp, nhân bánh ngọt ngào thơm lừng mùi đậu xanh và sầu riêng. Ngoài ra, bánh pía còn có nhiều hương vị khác nhau cho bạn dễ dàng lựa chọn: Sầu riêng, lá dứa, kim sa, mè đen,...
4.2 Mắm Châu Đốc
Bạn có thể tha hồ lựa chọn nhiều loại mắm khác nhau về làm quà cho người thân và gia đình: Mắm cá lóc, mắm tép, mắm cá linh,...Nếu có dịp ghé đến An Giang, bạn hãy ghé chợ Châu Đốc để mua mắm nhé.
Địa điểm bán: Chợ Châu Đốc
Giá bán tham khảo: 50.000đ - 100.000đ/kg (tùy loại)
4.3. Kẹo dừa Bến Tre
Kẹo dừa được chế biến từ loại quả đặc sản miền Tây – quả dừa. Nguyên liệu chính là: nước cốt dừa, mạch nha, cơm dừa và đường. Nhắc đến kẹo dừa Bến Tre, bất kỳ ai cũng cảm nhận được hương vị tuổi thơ ùa về. Bạn có thể lựa chọn nhiều loại kẹo khác nhau như: kẹo dừa dẻo, kẹo dừa cacao, cacao sầu riêng,….
4.4. Trái cây miệt vườn
Miền Tây là vựa trái cây lớn nhất của nước ta, bởi vậy tham quan các miệt vườn và lựa chọn trái cây về làm quà cũng là một trong những trải nghiệm thú vị. Du khách có thể tìm mua các loại quả như: bưởi da xanh, cam sành, chôm chôm, sầu riêng,… Tại vườn, những loại quả này đều được bán với giá rất rẻ.
Dạo quanh một vòng miền Tây sông nước mới thấy được sự đa dạng của văn hóa ẩm thực nơi đây. Hy vọng bạn sẽ được thưởng thức những món ăn đặc sản miền Tây; cũng như chọn được những món quà đặc sản mang về cho bạn bè, người thân cùng thưởng thức.
------------------------------
CHUỖI HỆ THỐNG NHÀ HÀNG TRUNG - VIỆT - NHẬT - BBQ
Hotline Thố Đất: 098.9897.939
Nhà Hàng Việt - Trung Thố Đất CN1: 98 Tôn Đức Thắng, P.Mỹ Bình, TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang
Nhà Hàng Việt - Trung Thố Đất CN2: Aqua 1, SH08, Đ. Tôn Đức Thắng, Vinhomes Golden River, P, Quận 1, TPHCM